Bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do chính mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả được ghi nhận cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Như sách, bài giảng, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm nhiếp ảnh, phần mềm máy tính,…

Quyền tác giả tự động phát sinh từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định. Bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Đăng ký bản quyền tác giả là một trong những bước quan trọng trong việc bảo hộ sản phẩm trí tuệ của chính mình. Các sản phẩm ý tưởng khi có bản quyền sẽ luôn được bảo hộ về quyền sở hữu và không bị xâm phạm nhờ có pháp luật bảo vệ.

Pháp luật Việt Nam đáp ứng được yêu cầu bảo bộ quyền tác giả

Các quy định pháp luật về bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu bảo hộ quyền tác giả. Và thực thi các hiệp định song phương về đăng ký quyền tác giả.

Bảo Hộ Quyền Tác Giả ở Việt Nam 

Bảo Hộ Quyền Tác Giả ở Việt Nam

Xác lập được hành lang pháp lý an toàn. Khuyến khích các hoạt động sáng tạo, bảo hộ quyền tác giả của những tác phẩm văn học, nghệ thuật. Và khoa học do lao động của tư duy sáng tạo ra. Bảo đảm điều chỉnh các quan hệ xã hội ở lĩnh vực này. Phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Dự báo được xu thế phát triển trong nước và trên trường quốc tế. Vì vậy, đăng ký quyền tác giả thể hiện tư tưởng tiến bộ, nhân văn về quyền con người của Nhà nước Việt Nam.

Bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam

Pháp luật đã tạo lập môi trường khuyến khích tự do sáng tạo các giá trị văn học, nghệ thuật và khoa học. Thúc đẩy phong trào nghiên cứu, sáng tạo nói chung. Trong giới trí thức, văn nghệ sĩ nói riêng. Đăng ký quyền tác giả là phương tiện để tác giả bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Công cụ để quản lý, giữ gìn trật tự xã hội về quyền tác giả. Ngăn chặn những sản phẩm văn hóa độc hại. Bất lợi cho cộng đồng và lợi ích quốc gia.

Quyền lợi khi đăng ký bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam

Ở hầu hết các lĩnh vực, từ báo chí, xuất bản, điện ảnh đến truyền hình đều tôn trọng các quyền đặt tên tác phẩm. Quyền đứng tên tác giả trên tác phẩm. Quyền cho phép khai thác, sử dụng tác phẩm. Quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm và quyền được hưởng nhuận bút, thù lao. Và các lợi ích vật chất khác phát sinh từ việc cho phép khai thác. Sử dụng tác phẩm của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *